Hệ thống chữa cháy tự động

Hệ thống chữa cháy tự động là hệ thống đi song song với hệ thống báo cháy tự động, 2 hệ thống được có sự đồng nhất nhằm mang lại hiệu quả sử dụng đối với hệ thống PCCC

Sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy tự động

1. Hệ thống chữa cháy Sprinkler và hệ thống chữa cháy vách tường:

Hệ thống chữa cháy Sprinkler là tập hợp các thiết bị chuyên dùng để dập tắt đám cháy một cách tự động, không cần tới sự can thiệp của con người. Hệ thống chữa cháy Sprinkler sử dụng nước hoặc bọt để dập tắt đám cháy, vì vậy chúng thường được lắp ở phía trên cao của không gian cần bảo vệ.

Hệ thống chữa cháy tự động

Cách bố trí đầu phun Sprinkler và thông số kỹ thuật:

– Đầu phun chữa cháy tự động

– Hệ thống chữa cháy sử dụng các đầu phun Sprinkler hướng lên được lắp đặt cho tầng 1 và hướng xuống cho các tầng 2-17. Khoảng cách giữa các đầu phun là 3 – 4m.

– Việc xác định các thông số để tính toán như cường độ phun nước, mật độ phun, diện tích để tính lưu lượng, diện tích bảo vệ bởi 1 sprinkler; khoảng cách giữa các đầu và thời gian hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước được các kĩ thuật viên của công trình thiết kế và lắp đặt theo TCVN 7336-2003.

Hệ thống chữa cháy tự động

2. Mạng đường ống:

Đường ống cấp đến các đầu Sprinkler DN25 – DN80. Đường cấp nước chính sử dụng ống thép đen DN150, D100. Đường ống cấp nước chữa cháy D100 từ nhà bơm vào tầng 1. Tại đây, đường ống cấp nước chữa cháy D100 được nối thành mạch vòng để đảm bảo áp lực nước chữa cháy cho cả hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và hệ thống chữa cháy vách tường.

Thiết kế hai trục ống đứng D100 được nối thành mạch vòng cấp nước chữa cháy cho mạng ống chữa cháy Sprinkler từ tầng 1 đến tầng 17. Từ đường ống mạch vòng D100, dùng côn thu để nối với ống D80, D65, Đường ống chính này cấp nước cho các đầu phun Sprinkler thông qua các ống nhánh D50, D32 và D25.

Ngoài mạng đường ống trục đứng D100, D80 hệ thống chữa cháy còn được đấu với họng tiếp nước chữa cháy D100 hai cửa D65 dành cho xe chữa cháy đây là họng tiếp nước phù hợp với xe chữa cháy hiện nay bằng đường ống D100.

Hệ thống chữa cháy tự động

3. Hệ thống máy bơm và nguyên tắc hoạt động:

Việc cấp nước và tạo áp cho mạng đường ống chữa cháy của toàn bộ hệ thống Sprinkler chúng tôi sử dụng 01 tổ hợp bơm gồm:

+ Máy bơm chữa cháy động cơ DIESEL hoặc máy bơm điện

Hệ thống chữa cháy tự động

Hệ thống chữa cháy tự động

+ Máy bơm bù áp

Hệ thống chữa cháy tự động

→ Các loại máy bơm chữa cháy

(Chi tiết được thể hiện trên bản vẽ thiết kế)

Việc khởi động và tắt máy bơm có thể hoàn toàn tự động hoặc bằng tay. Máy bơm ở chế độ tự động thông qua các công tắc áp lực hoặc có thể từ hệ thống báo cháy.

Khi hệ thống bơm được đặt ở chế độ tự động (AUTO)

Khi áp suất trong hệ thống tụt xuống 85% so với mức cài đặt thì công tắc áp lực sẽ khởi động bơm bù áp lực (Jockey pump). Tránh trường hợp máy bơm bù bị khởi động liên tục một rơ le khống chế thời gian chạy tối thiểu(delay timer) được gắn vào trung tâm điều khiển hệ thống máy bơm.

Tham khảo:  Tần Suất Kiểm Tra Bình Chữa Cháy

Nếu như áp suất của hệ thống tiếp tục tụt xuống còn 80% so với mức cài đặt thì bơm bù áp sẽ dừng hoạt động khi đó máy bơm chữa cháy chính sẽ được khởi động (01 máy bơm thường trực đã được lựa chọn). Trường hợp máy bơm thường trực không hoạt động, áp suất của hệ thống tiếp tục tụt xuống còn 70% so với mức cài đặt trước thì máy bơm dự phòng DIESEL sẽ tự động khởi động.

Khởi động hệ thống bơm ở chế độ bằng tay (MAN)

Khi hệ thống được đặt ở chế độ khởi động bằng tay, hệ thống cho phép khởi động bất kỳ máy bơm nào bằng cách nhấn nút (STAR) hoặc (STOP) trên tủ điều khiển hệ thống bơm.

Toàn bộ các máy bơm được đặt trong nhà bơm. Vị trí nhà bơm được đặt tại khu vưc tầng trệt gần khu vực hồ cấp nước chữa cháy.

Nguồn điện cấp cho máy bơm được lấy từ nguồn ưu tiên (đấu trước cầu dao tổng), đồng thời được cấp bằng nguồn máy phát điện.

4. Các bộ phận khác:

a) Cụm van điều khiển chuyên dụng của hệ thống Sprinkler:

Cụm van điều khiển bao gồm các thiết bị sau:

Van đóng chính và van đóng phụ có chỉ thị trạng thái đóng mở.

Các đồng hồ áp suất hiển thị áp lực nước của hệ thống sau cụm van đóng mở chính.

Van điều áp.

Van xả kiểm tra.

Công tắc áp lực.

b) Công tắc dòng chảy

Công tắc dòng chảy được lắp đặt cho các tầng như trong bản vẽ thiết kế. Công tắc và đế tựa được làm bằng nhôm đúc. Đệm cao su lót giữa đế tựa và nắp. Lá tiếp xúc có thể căn chỉnh để phù hợp về kích cỡ tại công trình.

Có gắn thiết bị trễ thời gian điều chỉnh từ 0-60 giây nhằm ngăn chặn báo động giả do tăng áp lực đột ngột có thể xảy ra.Tín hiệu công tắc dòng chảy sẽ truyền về phòng trung tâm nhằm thông báo trạng thái của máy bơm chữa cháy khi hoạt động có nước lên hay không và trạng thái của hệ thống Sprinkler mà nó quản lý.

c) Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất được lắp tại nhà bơm, trên hệ thống Sprinkler nhằm thông báo áp suất tại mỗi điểm cũng như tại điểm cao nhất, xa nhất.

d) Bình điều áp:

Bình điều áp nhằm tạo áp suất ổn định cho công tắc áp lực, bình điều áp được đặt trong nhà bơm được nối với mạng đường ống. Công tắc áp lực được gắn vào bình áp lực sẽ điều khiển hoạt động của máy bơm bù. Bình áp lực được công ty Vietlink chọn là bình 100- 200 lít và được sản xuất tại châu âu.

e) Van chặn:

Van chặn được lắp trong mạng đường ống nước chữa cháy có đường kính DN150,DN125, DN100, DN80, DN65, DN50, DN32, DN25, DN15, chống rung, lupe, lược rác.Toàn bộ thiết bị của hệ thống đều cần phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn an toàn PCCC của Việt Nam.


Tìm hiểu thêm:

→ Hệ thống báo cháy tự động

→ Hệ thống thoát hiểm

Viết một bình luận